Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Sửa lỗi 100% disk trên Windows 10


Chào các bạn!

Một lỗi khá kinh điển mà hầu như máy chạy Windows 10 nào cũng dính phải là lỗi full disk (100% disk): Máy không chạy chương trình gì nhưng nhìn vào Task Manager, ổ đĩa lúc nào cũng 100%.


Quả thật quá ức chế phải không? Hôm nay mình note lại một số các phương pháp sửa lỗi này:


1. Chỉnh bộ nhớ ảo Virtual memory:
          Nhấn Start > gõ Performance > chọn Adjust the appearance & performance of Windows


          Chọn thẻ Advnaced > nhấn vào nút Change … trong khu vực Virtual memory


         Bỏ chọn trong ô Automatically manage paging file size for all drivers > chọn vào dòng Custom size > Tùy theo dung lượng RAM mà chúng ta có thể thiết lập, chẳng hạn máy có 4 GB RAM  thì nhập 2000 và 4000 như trên > nhấn Set > OK > khởi động lại máy và lại mở Task Manager lên để kiểm tra xem Disk còn bị 100% nữa hay không.


2. Tắt dịch vụ Superfetch & Windows Search
          Nếu cách 1 không ổn, bạn có thể tắt dịch vụ superfetch bằng cách
          Nhấn Windows + R > gõ services.msc > trong bảng liệt kê dịch vụ tìm Superfetch > click phải             chọn Properties


          Nhấn Stop để ngưng dịch vụ và trong ô Startup type phía trên chọn Disable

          Cũng làm tương tự như các bước ở phía trên nhưng thay vì tìm đế SuperFetch thì bạn tìm đến             Windows Search và nháy đúp chuột chọn Disable để tắt Windows Search.


          Khởi động lại máy.


3. Troubleshooting

          Với 2 cách trên chắc hẳn đã chữa được bệnh Disk 100% rồi. Nhưng mình sẽ giới thiệu thêm chức năng Troubleshooting để các bạn thử thêm :D

          Bạn vào Control Panel và tìm đến phần Troubleshooting (bạn có thể gõ cụm từ đó vào ô tìm kiếm cho nhanh). Tiếp theo bạn nhấn vào dòng ” System and Security ”





          Tiếp theo nhấn vào System Maintenace để quét ổ đĩa.




          Bước tiếp theo là bạn nhấn Next > chọn Try Troubleshooting as an adminstrator > Đợi một lát cho hệ thống quét, đến khi nào hiện chữ Close thì nhấn chọn để kết thúc.

END.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Xem mật khẩu wifi đã lưu trên máy tính Windows


  • Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows+R để mở cửa sổ Run, gõ CMD sau đó bấm OK



  • Bước 2: Paste dòng sau vào CMD: netsh wlan show profile 

              Mục đích là để liệt kê tất cả những điểm wifi bạn đã từng kết nối

  • Bước 3: Paste dòng sau vào CMD: netsh wlan show profile name="VC Guest" key=clear 
             Chú ý chỗ màu đỏ: bạn sửa lại thành tên wifi mà bạn muốn xem mật khẩu, lấy từ danh sách ở bước 2
             Mật khẩu sẽ hiện như ở mũi tên màu đỏ bên dưới: